Nhiễm nấm toàn thân là tình trạng vi hắc lào, lác đồng tiền xuất hiện và phát triển khắp cơ thể. Bên cạnh đó, nếu người bệnh từng bị nấm toàn thân đã điều trị khỏi, sau đó bệnh lại tái phát thì có nguy cơ nấm da sẽ xâm nhập vào máu.

nhiem-nam-toan-than

Tìm hiểu về căn bệnh nhiễm nấm toàn thân là gì?

Mặc dù nhiễm nấm toàn thân thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu nấm da lây lan khắp cơ thể sẽ gây mất thẩm mỹ trên da, có thể xuất hiện tình trạng rỉ dịch vàng, mưng mủ và lây lan cho người khác, kèm theo đó là những biến chứng không mong muốn.

Nguồn lây nhiễm và nguyên nhân nhiễm nấm toàn thân có thể lí giải như sau:

Nấm là sinh vật bậc thấp, không có chất diệp lục do đó nấm không thể tự tổng hợp các chất hữu cơ như những loại thực vật khác, chính vì vậy để sống sót chúng cần ký sinh vào vật thể chủ.

 Vật thể chủ mà nấm ký sinh có thể là bất kỳ nguồn nào xung quanh như: Môi trường (không khí, đất cát, cây cối…), động vật (mèo, cún…) và thậm chí là cơ thể con người. Do đó, khả năng lây nhiễm nấm toàn thân là rất cao.

 Ngoài ra, sự tiếp xúc giữa người không mang bệnh với người mắc bệnh nấm da cũng có thể bị nhiễm nấm toàn thân.

Các loại nấm da phát triển thuận lợi và gây bệnh trong các điều kiện như:

 Nấm da phát triển thuận lợi trong môi trường hơi kiềm với pH từ 6.9 – 7.2

 Vệ sinh không sạch sẽ khiến nấm phát triển trong vùng kín hay những vị trí dễ ra mồ hôi như kẽ tay, kẽ chân, nếp gấp trên da…

 Mồ hôi ra nhiều, ẩm ướt, mặc quần áo bó sát, sử dụng xà phòng không đúng cách, nhiệt độ nóng ẩm từ 27 – 35 độ C cũng có thể là điều kiện thuận lợi để nấm da phát triển.

 Sức để kháng giảm, rối loạn nội tiết tố ở nữ giới, sử dụng kháng sinh dài ngày hay các loại thuốc ức chế miễn dịch… cũng có thể khiến nấm da phát triển và gây bệnh.

Các bệnh nhiễm nấm toàn thân thường gặp

Nhiễm nấm toàn thân gồm nhiều bệnh lý khác nhau do nhiều chủng nấm khác nhau gây ra, trong đó phổ biến là các bệnh sau:

Lang ben

 Lang ben do chủng nấm Pityrosporum gây nên và thường có 2 dạng là: dạng màu trắng và màu đen. Bệnh có gây ra những triệu chứng như: ngứa ngáy, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh nắng hay da tiết nhiều mồ hôi người bệnh sẽ có cảm giác châm chích nhẹ trên da và khó chịu.

 Lang ben xuất hiện chủ yếu phụ thuộc vào việc vệ sinh da, sức đề kháng, độ ẩm và độ pH của da. Do đó, có trường hợp trong gia đình có người bị lang ben nhưng người khác lại không mắc bệnh.

Nấm hắc lào

 Chủng nấm Dermatophytes là nguyên nhân chính gây bệnh hắc lào. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy ngứa ở vùng nhiễm bệnh, sau đó xuất hiện những vòng tròn có viền đỏ, trên viền là những mụn nước nhỏ. Viền nấm có xu hướng lan rộng và tạo thành nhiều vòng cung nến không được điều trị kịp thời.

 Nếu càng gãi sẽ khiến bệnh hắc lào lây lan nhanh chóng khắp cơ thể. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu dùng chung các vật dụng như: khăn tắm, khăn mặt, quần áo, chăn hay ngủ cùng giường.

Nấm móng

 Chủng nấm Trichophyton là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nấm móng. Nấm xuất hiện ở bờ tự do của móng hoặc 2 bên cạnh móng. Khi nhiễm nấm, các móng sẽ bị mất độ bóng, nhô lên hoặc khuyết vào, bề mặt móng không bằng phẳng hoặc xuất hiện rãnh, dưới các rãnh có bột vụn. Các móng sẽ ngày càng sần sùi, bị vàng hoặc đục và có thể lây lan sang các móng khác.

 Nấm móng còn có thể là do chủng nấm Candida albicans gây ra. Chúng có thể gây tổn thương bên trong góc móng khiến các móng mọc ra bị lồi lõm, da vùng góc móng sưng đỏ và có thể bị mưng mủ.

Xem thêm thông tin:
https://dakhoanguyentrai.vn/7-thoi-quen-khien-chi-em-de-mac-benh-phu-khoa.html