Thuốc Lidocain thường được các bác sĩ chỉ định dùng trong những trường hợp gây tê tại chỗ và gây mê. Tuy nhiên thuốc được dùng với liều lượng bao nhiêu để mang lại hiệu quả và an toàn? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu hơn về thuốc nhé!

Tìm hiểu về thuốc Lidocain

Thuốc có tác dụng gây tê tại chỗ nhóm amind với thời gian trung bình. Thuốc hoạt động với cơ chế làm giảm tính thấm của các màng tế bào thần kinh đối với ion natri nên giúp phong bế sự phát sinh, dẫn truyền xung động dây thần kinh.

Vì vậy, thuốc làm ổn định màng thần kinh, ức chế sự khử cực nên thuốc được dùng chống loạn nhịp, giảm nguy cơ rung tâm thất cho người bị nhồi máu cơ tim.

Thuốc Lidocain được chỉ định dùng trong trường hợp nào?

Thuốc có tác dụng gây tê và gây mê khi nội soi và phẫu thuật nhằm giảm đau cho bệnh nhân. Thuốc được chỉ định:

 Gây tê niêm mạc

 Dùng để chống loạn nhịp tim đối với trường hợp ngộ độc digitalis

 Dùng để chống loạn nhịp tâm thất đối với trường hợp huyết khối ở cơ tim

 Dùng để chống loạn nhịp tim do bị tác động của ngoại tâm thu và thuốc gây mê

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng:

- Vì thuốc có tác dụng gây tê và gây mê nên khi dùng thuốc, bệnh nhân cần có sự hướng dẫn và giám sát của đội ngũ y bác sĩ, hoặc các chuyên viên y tế.

- Trong trường hợp gây tê bề mặt, người bệnh có thể đắp dung dịch lên da, hoặc lên miên mạc.

- Ngoài ra, thuốc có thể tiêm thấm thuốc hoặc tiêm truyền vào tĩnh mạch để gây tê, điều trị rối loạn nhịp tim.

Liều lượng:

Thuốc được dùng với liều lượng như sau để đạt hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn:

- Đối với trường hợp gây tê khi tiêm truyền vào tĩnh mạch, người bệnh dùng 40 – 200mg/lần.

- Đối với trường hợp phòng ngừa, điều trị rối loạn nhịp tim thì bệnh nhân dùng khoảng 50 – 100mg/lần.

Một số lưu ý khi dùng thuốc

Chống chỉ định

Theo các chuyên gia nhận xét, Lidocain có chống chỉ định đối với một số trường hợp, vì vậy người bệnh cần thận trọng nếu có những biểu hiện sau:

- Người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Lidocain.

- Người bệnh bị rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, hoặc nhĩ thất phân ly.

- Bệnh nhân bị chứng nhược cơ.

Tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Lidocain sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ. Những biểu hiện của tác dụng không mong muốn này bao gồm:

 Triệu chứng thường gặp:

- Hạ huyết áp.

- Nhức đầu khi bệnh nhân thay đổi tư thế.

- Rét run.

 Triệu chứng ít gặp:

- Loạn nhịp, ngưng tim, trụy tim mạch.

- Khó thở và suy giảm, ngừng hô hấp.

- Hôn mê, ngủ lịm, kích động, sảng khoái, ảo giác, nói líu nhíu, cơn co giật, lo âu.

- Ngứa, ban, tê quanh môi và đầu lưỡi, phù da.

- Buồn nôn, nôn.

- Dị cảm.

- Nhìn mờ và song thị.

Tất cả những biểu hiện trên chưa phải là toàn bộ tác dụng phụ của thuốc gây ra. Hơn nữa, mức độ của tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra còn phụ thuộc cơ địa của mỗi người dùng thuốc nên các triệu chứng xuất hiện trên mỗi người cũng khác nhau.

Khi dùng thuốc để gây mê và điều trị tim mạch, người bệnh nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì hãy trao đổi ngay với các chuyên gia, các y bác sĩ để hướng dẫn xử lý kịp thời.

Tương tác khi dùng thuốc

Thuốc có tương tác khi kết hợp với các loại thuốc khác gây ra hiện tượng hai loại thuốc gặp nhau sẽ phản ứng với nhau. Kết quả của quá trình phản ứng này có thể làm một trong 2 loại thuốc giảm tác dụng, giảm hoạt tính hoặc gây ra những tác dụng có hại cho cơ thể.

Sự tương tác này chỉ xảy ra khi hai loại thuốc này được sử dụng cùng lúc. Vì vậy, nhằm tránh tương tác thuốc, người bệnh cần phải tham khảo và nắm rõ thuốc mình đang dùng có tương tác với loại nào.

Thuốc Lidocain có tương tác với một số thuốc, bệnh nhân cần tránh khi sử dụng cùng với những loại thuốc:

- Loại thuốc ức chế beta – adrennergic sẽ làm người sử dụng bị ngộ độc.

- Loại ức chế enzym gan làm tăng tác dụng của Lidocain.

Đối với các trường hợp cần phải kết hợp thuốc với các loại khác để điều trị, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng.

narihealthy

https://bit.ly/30xBNHY

https://bit.ly/2DBxwKr

https://danhnguyenth.blogspot.com/

https://narihealthy.weebly.com

http://narihealthy.over-blog.com

http://narihealth.blog.jp/